CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng
Ngày đăng: 11/06/2021

(TSVN) – Hỏi: Cá điêu hồng có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội, mắt bị lồi. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

(Phan Văn Hùng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)

Trả lời:

Theo mô tả, có thể cá bị bệnh do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 300C. Khi bị bệnh, cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá.

Phòng bệnh bằng cách chuẩn bị ao, lồng bè tốt trước khi nuôi, đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Khi thả giống nên tắm cá qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải, trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nếu được nên duy trì hàm lượng ôxy hòa tan ở mức cao bằng máy quạt nước.

Định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng trộn vitamin và khoáng chất trong thức ăn, để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi.  Khi có dấu hiệu bệnh, nên giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Vớt bỏ cá chết, cá bị bệnh ra khỏi ao. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể được điều trị bằng kháng sinh, liều lượng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

 

Hỏi: Cách phòng bệnh ngoại ký sinh trùng gây ra trên cá điêu hồng?

(Nguyễn Văn Mạnh, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)

Trả lời:

Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus). Để phòng trị bệnh, ở ao ương hoặc ao nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần sử dụng Formol nồng độ 25 – 30 ml/m3 với thời gian dài và nồng độ 100 – 150 ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5 g/10 m3 thời gian dài và từ 20 – 50 g/10 m3 trị trong 15 – 30 phút, cứ cách 1 ngày thì thực hiện 1 lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1 – 3% với thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.

Ban KHKT

Nguồn Tin Báo Thủy Sản Việt Nam

 

Song Long

 

Tin liên quan
Bí đỏ vào vụ nằm la liệt trên ruộng, nông dân Tây Ninh đứng ngồi không yên tìm nơi tiêu thụ

Bí đỏ vào vụ nằm la liệt trên ruộng, nông dân Tây Ninh đứng ngồi không yên tìm nơi tiêu thụ

31-10-2023 11:22:00

Những ngày gần đây, nhiều ruộng bí đỏ ở các xã Tân Hoà, Suối Ngô, Tân Hà, Tân Đông, Tân Hội (huyện Tân Châu, Tây Ninh)...

Lươn nuôi không bùn giá quá thấp, giá cám viên tăng cao, nông dân Hậu Giang lỗ nặng

Lươn nuôi không bùn giá quá thấp, giá cám viên tăng cao, nông dân Hậu Giang lỗ nặng

30-10-2023 12:00:15

Việc phát triển ồ ạt mô hình nuôi lươn, trong đó có nuôi lươn không bùn ở Hậu Giang thời gian qua dẫn đến cung vượt...

Rong ruổi trên sông Tiền tìm bắt loài cá

Rong ruổi trên sông Tiền tìm bắt loài cá

27-10-2023 11:07:31

Là một trong số ít loài cá hiếm hoi còn sót lại trong tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên việc săn bắt...

Nuôi con vật to bự gì ngoài biển, nông dân Khánh Hòa đang lo ngay ngáy điều này?

Nuôi con vật to bự gì ngoài biển, nông dân Khánh Hòa đang lo ngay ngáy điều này?

26-10-2023 11:44:29

3 tháng nay, việc tiêu thụ tôm hùm bông nuôi tại vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) rất ảm đạm. Hiện nay,...

Chat hỗ trợ
Chat ngay