CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Vùng Nghĩa Hưng (Nam Định) nuôi loại cá đặc sản này, dân ít ăn nhưng thương lái Trung Quốc tranh nhau mua
Ngày đăng: 21/04/2022

Ở thị trấn Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng), ông Nguyễn Văn Sơn được mệnh danh là "Vua cá bống bớp", ông chia sẻ:

"Nghĩa Hưng quê tôi có tiềm năng phát triển cá bống bớp – loại cá có thể chưa quen thuộc với nhiều người nhưng là loại có giá trị dinh dưỡng cao, lợi ích kinh tế lớn. Trung bình sản lượng mỗi năm của chúng tôi đạt 2.000 – 2.500 tấn/ năm, giá xuất sang Trung Quốc là 320.000 đồng/kg, với mỗi ha nuôi cá bống bớp, nông dân lãi 400-500 triệu đồng/năm là bình thường.

 

Vùng Nghĩa Hưng (Nam Định) nuôi loại cá đặc sản này, dân ít ăn nhưng thương lái Trung Quốc tranh nhau mua - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Sơn chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá bống bớp tại Tọa đàm "Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững: Cơ hội và thách thức". Ảnh: Viết Niệm

Và đặc biệt, loại các này chỉ phát triển tốt nhất ở vùng Nghĩa Hưng, Nam Định; chúng tôi cũng đã thử mang sang các tỉnh lân cận như Thái Bình nuôi nhưng đều không đạt".

 

Lý giải điều này, ông Sơn tiết lộ: Huyện Nghĩa Hưng nằm giữa 2 con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, có nhiều lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, vì vậy rất thuận lợi cho việc phát triển cả nuôi thủy sản nước ngọt và mặn lợ.

 

Cũng theo ông Sơn, bống bớp là loài cá nước mặn, to tròn, béo nục có trọng lượng 10 -12con/kg, thớ thịt trắng, ngọt và thơm, có giá trị dinh dưỡng cao, lại lành tính, thích hợp với việc bồi bổ cơ thể, phục hồi sinh lực nhưng do giá bán cao hơn các giống cá bống truyền thống nên người dân miền Bắc nói chung và người dân huyện Nghĩa Hưng ít quan tâm sử dụng.

"Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc lại rất ưa chuộng loại cá này, cách đây 25 năm chúng tôi đã xuất bán những tấn cá đầu tiên sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Cho đến giờ hàng xuất đến đâu hết đến đó, cung không đủ cầu".

Trước đây, trong quá trình nuôi, ông Sơn cũng gặp nhiều khó khăn về vấn đề con giống, do phải đi khai thác ngoài tự nhiên, nuôi vỗ thành cá thương phẩm nhưng lại phụ thuộc vào mùa vụ, kích cỡ không đồng đều khó cho việc chăm sóc. Chính vì vậy mà ông đã quyết định đầu tư sản xuất giống nhân tạo bằng việc liên hệ với các chuyên gia nuôi thủy sản ở Hải Phòng tìm ra công nghệ ương giống cá bống bớp, rồi đầu tư xây dựng trại giống với công nghệ hiện đại.

Vùng Nghĩa Hưng (Nam Định) nuôi loại cá đặc sản này, dân ít ăn nhưng thương lái Trung Quốc tranh nhau mua - Ảnh 3.

Thị trường chủ lực của cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) vẫn là xuất khẩu tiểu ngach sang Trung Quốc. Ảnh: Phạm Anh

Đến nay, trại cá giống của ông Sơn đã đi vào chuyên môn hóa quy trình sản xuất, số lượng cá ương tăng dần từng năm. Với 104 bể ương (mỗi bể có thể tích 6 m3), ông Sơn nuôi hơn 1 tấn cá bống bớp bố mẹ, mỗi năm sản xuất hơn 9 triệu con giống. Điều đặc biệt, mô hình nuôi cá bống bớp của ông Sơn theo chuỗi khép kín, sản xuất theo quy trình VietGAP từ khâu sản xuất cung ứng giống, nuôi thương phẩm, thu mua, sơ chế và tiêu thụ.

Ông Sơn đánh giá đây là sản phẩm đặc trưng của vùng đất Nghĩa Hưng, cần được quan tâm phát triển đúng với tiềm năng, giá trị của loại cá này.

Chính vì vậy, ông Sơn đã đưa ra một số kiến nghị, "thứ nhất là về phát triển và quy hoạch vùng nuôi. Nông dân chúng tôi mong muốn sớm có vùng nuôi được đầu tư bài bản, lâu dài để bà con yên tâm sản xuất.

Thứ hai là vấn đề con giống, chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chức năng, các nhà khoa học hỗ trợ vấn đề con giống chất lượng cao để chúng tôi yên tâm phát triển. Hiện tỷ lệ nhân giống tự phát trong dân chỉ đạt khoảng 30%, nhưng tôi tin nếu có sự vào cuộc của các nhà khoa học, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật thì hiệu quả con giống có thể đạt tới 50-60%".

Trả lời vấn đề này, ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bảo tổn, nuôi và phát triển cá bống bớp sẽ sớm được giải quyết. Tổng cục Thủy sản sẽ cùng Sở NNPTNT Nam Định rà soát lại quy hoạch và những vấn đề tồn tại để hỗ trợ bà con sớm nhất, tốt nhất. Tổng cục cũng đã giao cho Viện Nghiên cứu thủy hải sản nghiên cứu sản xuất giống cá bống bớp bắt đầu từ năm nay.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là vấn đề tổ chức sản xuất như thế nào, có bài bản, quy củ hay không? Muốn phát triển ổn định và chuyên nghiệp chúng ta đã có mã số, truy xuất nguồn gốc chưa? Tỉnh đã có quy hoạch cụ thể chưa? Việc tổ chức sản xuất và xây dựng thương hiệu như thế nào?... Trả lời được những câu hỏi trên thì tôi tin con cá bống bớp sẽ sớm trở thành sản phẩm đặc thù và bền vững ở Nghĩa Hưng, Nam Định.

Cá bống bớp (tên khoa học là Bostrychus sinensis) có kích thước nhỏ, da trơn, thân hình trụ tròn với đầu ngắn, mắt nhỏ. Chúng ăn động vật phù du, giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác cỡ nhỏ... Khi lớn, cá bống bớp ăn các loại còng, cáy, tôm, cua nhỏ, mùn bã hữu cơ.

 

D.Hùng

Dân Việt 

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Trung Quốc xếp tôm hùm bông vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ, xuất khẩu gặp khó

Trung Quốc xếp tôm hùm bông vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ, xuất khẩu gặp khó

14-11-2023 14:42:04

Việc Trung Quốc đưa tôm hùm bông vào Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ đã ảnh hưởng đến việc...

Bí đỏ đã cho thu hoạch nhưng khách vắng hoe, nông dân Khánh Hòa đứng ngồi không yên

Bí đỏ đã cho thu hoạch nhưng khách vắng hoe, nông dân Khánh Hòa đứng ngồi không yên

13-11-2023 14:08:53

Những ngày qua, các hộ trồng bí đỏ ở xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên, bởi bí đến thời...

Vườn trồng cây cảnh tiền tỷ của một anh nông dân Bạc Liêu, ai đến xem cũng phục tài

Vườn trồng cây cảnh tiền tỷ của một anh nông dân Bạc Liêu, ai đến xem cũng phục tài

10-11-2023 14:17:51

Hưởng ứng phong trào cải tạo vườn tạp, nhiều nông dân xã Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh...

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

01-11-2023 09:43:17

Phát triển “nuôi tôm ôm cây lúa” theo hướng hữu cơ, truy xuất dấu chân carbon trong chuỗi giá trị tôm và chuỗi giá trị...

Chat hỗ trợ
Chat ngay