CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Tiền Giang: Trồng cây ra trái ăn phải bóp, nặn, vườn đẹp như phim, ông nông dân thu 300 trăm triệu mỗi năm
Ngày đăng: 01/07/2021

Tại tỉnh Tiền Giang, trong khi nhiều diện tích vú sữa Lò rèn chết rụi, thì tại vườn vú sữa của ông Lê Trí Dũng (xã Nhị Bình, huyện Châu Thành) vẫn xum xuê, trĩu quả, cho doanh thu 300 triệu đồng/năm.

 

Hiện, ông Lê Trí Dũng có 4 công đất trồng vú sữa Lò rèn với 46 gốc tại xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Tiền Giang: Hàng loạt vườn chết rụi, vườn “vú” của ông nông dân này vẫn có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 1.

Khu vườn 4 công đất trồng vú sữa của ông Lê Trí Dũng, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang). (Ảnh: Trần Đáng)

Trồng vú sữa hữu cơ

Theo ông Lê Trí Dũng, có hai yếu tố quyết định vườn vú sữa phát triển bền vững là: Nhất nước, nhì phân.

Để giữ vườn vú sữa xanh um, trĩu quả ông đã dùng giải pháp hữu cơ. Theo đó, khi dùng giải pháp này, đất trong vườn sẽ tơi xốp, cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây.

"Kinh nghiệm cho thấy, khi tưới vườn, nếu nước rút xuống hết ngay là đất đang ở tình trạng tốt. Còn nếu nước tưới chảy láng váng trên mặt đất là đất có vấn đề cần xử lý ngay", ông Dũng chia sẻ.

Ngoài ra, cũng theo ông Dũng, nếu trồng vú sữa, nông dân phải điều tiết nước mương trong vườn luôn ở một mực nước nhất định, dù mùa nắng hay mùa mưa, để cung cấp nước cho cây ổn định.

"Nông dân trồng vú sữa không được để mực nước trong vườn lúc thấp, lúc cao", ông Dũng khuyến cáo.

Song song đó, để vườn vú sữa không bị suy kiệt cây, trái là cách thức thu hoạch trái.

Tiền Giang: Hàng loạt vườn chết rụi, vườn “vú” của ông nông dân này vẫn có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Ông Dũng (trái) chia sẻ cách trồng vú sữa Lò rèn hiệu quả với nông dân. (Ảnh: Trần Đáng)

Ông Dũng cho biết, cây vú sữa cho 2 đợt trái/năm. Đợt đầu và đợt sau cho trái cách nhau 1,5 tháng.

"Không được lấy hết trái của 2 đợt. Nếu thu hoạch trái như vậy cây sẽ mau suy kiệt dẫn đến chết cây", ông Dũng thổ lộ.

 

Theo ông Dũng, nông dân "ăn" xong đợt trái ngon, chất lượng sẽ cắt bỏ hết trái kém chất lượng còn lại. Đồng thời, người trồng vú sữa tỉa cành, bón phân, tưới nước cho cây.

Đợt 2 khi cây ra trái, ông cũng chỉ giữ lại khoảng 40% trái ngon, chất lượng, bao trái cẩn thận để tránh sâu bệnh. 60% vú sữa còn lại tỉa bỏ hết.

Ông Dũng cho biết, với cách làm này tính trung bình 2 đợt vú sữa ông thu được khoảng 10 tấn trái.

Với giá vú sữa Lò rèn 35.000 – 40.000 đồng/kg, mỗi năm ông Dũng có doanh thu 300 triệu đồng.

 

"Không còn nhiều vườn trồng vú sữa như của ông Dũng"

Đó là tâm sự của ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) về vườn vú sữa của ông Dũng.

Cũng theo ông Sơn, hiện diện tích trồng vú sữa Lò rèn trên địa bàn huyện còn rất ít.

Vú sữa là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Trái vú sữa đặc sản này được thị trường trong nước và nước ngoài rất ưa chuộng.

Tiền Giang: Hàng loạt vườn chết rụi, vườn “vú” của ông nông dân này vẫn có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Trồng vú sữa một thời là nghề đem lại cuộc sống sung túc cho nông dân Tiền Giang. (Ảnh: Trần Đáng)

Năm 2017, Tiền Giang có 4 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vú sữa, với khoảng 170 tấn sang thị trường Mỹ.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, năm 2018, Tiền Giang có khoảng 500ha vú sữa. Trong đó, diện tích vú sữa cho trái khoảng 441ha, năng suất 14 tấn/ha, sản lượng trên 6.000 tấn.

Cũng năm này, tỉnh Tiền Giang có khoảng 128ha vú sữa chuẩn bị xuất khẩu sang Mỹ và đã được cấp 11 mã code.

Tuy vậy, thời gian gần đây, diện tích cây trồng vú sữa giảm mạnh do nhiễm bệnh khô cành, thối rễ và nông dân bỏ cây vú sữa chuyển sang trồng cây ăn trái khác có giá trị kinh tế tốt hơn.

 

Tiền Giang: Trồng vườn “vú” đặc sản, ông nông dân thu 400 trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Hiện, vườn trồng sầu riêng ở Tiền Giang đã sụt giảm rất nhiều. (Ảnh: Trần Đáng)

Trước tình hình diện tích cây vú sữa Lò rèn giảm mạnh, UBND tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phải tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp khôi phục loại cây trồng đặc sản này.

Tuy nhiên, cho đến nay mọi giải pháp khôi phục vùng trồng và phát triển cây vú sữa Lò rèn của tỉnh Tiền Giang chưa có tiến triển.

 

Trần Đáng

Nguồn Tin Báo Dân Việt

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

01-11-2023 09:48:43

Mọi người đều nghĩ chỉ thịt bò mới chứa nhiều sắt, nhưng rau dền lại là một trong những loại rau ngon, bổ, rẻ và...

Trồng thứ cây đặc sản ví như

Trồng thứ cây đặc sản ví như

01-11-2023 09:13:39

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ Phú Đức, xã Phú Đức, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), là một trong những đơn vị...

Gia Lai: Kêu gọi đầu tư 9 dự án phát triển dược liệu

Gia Lai: Kêu gọi đầu tư 9 dự án phát triển dược liệu

31-10-2023 11:47:07

Lãnh đạo Sở NNPTNT cho hay: Theo kế hoạch đến năm 2025, Gia Lai sẽ phát triển diện tích cây dược liệu đạt 5.000-10.000ha;...

Loại quả rừng ở Cao Bằng hễ thấy là thèm, bóc ăn tươi, nấu canh chua hay làm siro đều lạ miệng

Loại quả rừng ở Cao Bằng hễ thấy là thèm, bóc ăn tươi, nấu canh chua hay làm siro đều lạ miệng

31-10-2023 10:40:21

Dâu da rừng còn gọi là dâu đất, là cây thân gỗ, cây cao nhất khoảng 20 m, thấp nhất là 5 m. Cây dâu da rừng mọc tự nhiên...

Chat hỗ trợ
Chat ngay