CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Làm chủ công nghệ sản xuất giống hải sâm vú quý hiếm
Ngày đăng: 18/03/2022

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã làm chủ công nghệ sản xuất hải sâm vú và nuôi thương phẩm thành công loài hải sâm quý hiếm này.

 

Ngày 11/3, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hải sâm vú (Holothuria nobilis Selenka, 1867).”

 

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã làm chủ công nghệ sản xuất giống nhân tạo hải sâm vú. Ảnh: KS.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã làm chủ công nghệ sản xuất giống nhân tạo hải sâm vú. Ảnh: KS.

 

Đây là đề tài nhiệm vụ khoa học-công nghệ quỹ gen cấp quốc gia do Bộ Khoa học – Công nghệ giao Viện III thực hiện với mục tiêu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Hùng, Viện III, chủ nhiệm đề tài này cho biết, hải sâm vú là loại có giá trị kinh tế cao, giá bán trên thị trường từ 1,8-2 triệu đồng/kg, bởi giàu chất dinh dưỡng (axit amin cao) cũng như được sử dụng làm dược liệu giúp tăng hệ miễn dịch, rất tốt cho sức khỏe cho con người.

Vì vậy, hải sâm vú bị khai thác gần như cạn kiệt trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Từ đó, Liên minh bảo tồn Thiên nhiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp vào loài nguy cấp sắp tuyệt chủng. Việt Nam ghi nhận vào sách đỏ và đưa danh mục bảo tồn lưu giữ nguồn gen quí hiếm quốc gia cần bảo tồn.

 

Hải sâm vú là loại có giá trị kinh tế cao. Ảnh: MH.

Hải sâm vú là loại có giá trị kinh tế cao. Ảnh: MH.

 

Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng này kể cả trong và ngoài nước. Trước thực trạng đó, lần đầu tiên ở Việt Nam, Bộ KH-CN cấp kinh phí cho Viện III thực hiện nghiên cứu và sinh sản và phát triển nguồn gen hải sâm vú với thời gian thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2022.

Kết quả, nhóm nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm sinh học sinh sản bao gồm các giai đoạn phát triển tuyến dinh dục con cái và con đực, cũng như xác định con cái thành thục từ tháng 1 đến tháng 4 và mùa sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 9 trong điều kiện vùng biển Nam miền Trung.

 

Hải sâm vú giống. Ảnh: MH.

Hải sâm vú giống. Ảnh: MH.

 

Bên cạnh đó đề tài tiến hành các thí nhiệm sinh sản nhân tạo hải sâm vú và xác định phương pháp kích thích sinh sản bằng phương pháp shock nhiệt đối với hải sâm vú thành thục là có hiệu quả cao. Các giai đoạn phát triển phôi, biến thái ấu trùng và đăc tính từng giai đoạn cũng được ghi nhận chi tiết.

“Đề tài xác định mật độ ương 0,6 con/ml cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao ở giai đoạn ương ấu trùng sống nổi và thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là các loại tảo tươi có chất lượng.

Còn ở giai đoạn ương ấu trùng sống bám đáy thì mật độ ương thích hợp 1-5 con/cm2 nền đáy; thức ăn sử dụng tảo đáy đơn bào navicular/nitzchia kết hợp spirulina và fripack. Nếu cho ấu trùng giai đoạn này bám ở tôn nhựa sẽ cho tỷ lệ sống rất sao”, TS Nguyễn Văn Hùng chia sẻ và khẳng định nhóm nghiên cứu đã sản xuất thành công giống hải sâm vú nhân tạo rất ổn định, cũng như đã làm chủ công nghệ sản xuất giống.

 

Hải sâm bố mẹ đang kích thích sinh sản. Ảnh: KS.

Hải sâm bố mẹ đang kích thích sinh sản. Ảnh: KS.

Ngoài ra, đề tài đã triển khai các mô hình nuôi thương phẩm ở nhiều loại mô hình và điều kiện khác nhau nhằm mục tiêu xác định các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thương phẩm phát triển nguồn gen. Mô hình nuôi thương phẩm 2 giai đoạn được đánh giá hiệu quả nhất, nuôi hải sâm trong lồng treo giai đoạn con giống đến 200 g/cá thể và tiếp tục nuôi trong lồng chìm đến kích thước thương phẩm. 

Tại hội thảo, đại biểu đánh giá, đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra tạo được con giống nhân tạo chủ động và phát triển thành đối tượng nuôi biển và tái tạo nguồn lợi quý hiếm. Tuy nhiên các đại biểu cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu nuôi mô hình sinh thái, nuôi xa bờ hải đảo được dự kiến có tính khả thi cao và hiệu quả đối với loài hải sâm vú.

TS Nguyễn Thị Thanh Thùy (Viện III) cho biết, bệnh thường gặp ở hải sâm nuôi thương phẩm như bệnh rong bám, bệnh ngoại ký sinh trùng và bệnh lở loét. Về biện pháp phòng bệnh cho hải sâm chủ yếu thông qua việc vệ sinh lồng nuôi, bể nuôi thường xuyên để loại trừ rong bám và ký sinh trùng. Còn trị bệnh lở loét bằng cách tắm kháng sinh Doxycyline nồng độ 50ppm/3 giờ mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày.

 

Kim Sơ-Minh Hậu

Nguồn Nông Nghiệp Việt Nam

 

song long

 

 

 

Tin liên quan
Nuôi cá rô đồng đặc sản dày đặc ở Thái Nguyên, ông nông dân hễ kéo lên bán là hết sạch

Nuôi cá rô đồng đặc sản dày đặc ở Thái Nguyên, ông nông dân hễ kéo lên bán là hết sạch

23-10-2023 11:28:58

Mô hình nuôi cá rô đồng của gia đình ông Trần Hữu Thương xóm Thành Lập, xã Lục Ba, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên)...

Thứ cây ra loại trái to bự ở Đắk Lắk, anh nông dân hái đến đâu thương lái

Thứ cây ra loại trái to bự ở Đắk Lắk, anh nông dân hái đến đâu thương lái

23-10-2023 09:59:12

Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất các loại cây ăn quả, anh Phạm Văn Trọng tại thôn 11, xã Hòa Phú, TP Buôn...

Một cái chợ cách TP Tam Kỳ 15km, cá tôm la liệt, tiếng mua bán rôm rả bên sóng biển, tấp nập nhất Quảng Nam

Một cái chợ cách TP Tam Kỳ 15km, cá tôm la liệt, tiếng mua bán rôm rả bên sóng biển, tấp nập nhất Quảng Nam

20-10-2023 10:19:50

Khu chợ truyền thống Tam Tiến (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) cách thành phố Tam Kỳ tầm 15km là nơi cung cấp các loại...

Nông dân Gia Lai kiếm bộn tiền nhờ biến loại hoa dại thành cây cảnh đang hot, cả làng phục lăn

Nông dân Gia Lai kiếm bộn tiền nhờ biến loại hoa dại thành cây cảnh đang hot, cả làng phục lăn

19-10-2023 10:13:53

Hoa ngũ sắc là loại hoa chủ yếu mọc hoang dại ở ven đường và trên các ngọn đồi ít ai để ý tới. Bằng sự sáng tạo...

Chat hỗ trợ
Chat ngay