CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Dùng ong bắp cày làm thiên địch bảo vệ cà chua
Ngày đăng: 18/12/2020

Các nhà khoa học Icipe thả bầy ong bắp cầy đầu tiên để 'chiến đấu' với dịch hại sâu bướm Tuta Absoluta ở cánh đồng cà chua Gatitika, bang Kirinyaga, Kenya. Ảnh: Lydia Nyawira

Các nhà khoa học Icipe thả bầy ong bắp cầy đầu tiên để “chiến đấu” với dịch hại sâu bướm Tuta Absoluta ở cánh đồng cà chua Gatitika, bang Kirinyaga, Kenya. Ảnh: Lydia Nyawira

Tuta absoluta là một loài sâu bướm trong họ Gelechiidae được biết đến với các tên gọi chung là sâu ăn lá cà chua, hay sâu kim châm cà chua và sâu bướm Nam Mỹ.

Nó được biết đến như một loài côn trùng gây hại nghiêm trọng trên cây cà chua và có sức tàn phá ghê gớm, lần đầu tiên được phát hiện ở châu Phi vào năm 2008 và từ đó lan rộng khắp lục địa.

Các nhà khoa học Icipe đã nhập khẩu những con ong bắp cày từ Peru, quê hương của loài gây hại, và lần đầu tiên đem sang châu Phi xử lý dịch hại trên cây cà chua. Theo các nghiên cứu, ong bắp cày có tên khoa học là Dolichogenidea gelichiidivoris, có thể kiểm soát được dịch hại cà chua bằng cách đẻ trứng vào vật chủ. Những quả trứng này sau đó sẽ phát triển thành ong bắp cày trưởng thành và giết chết ấu trùng của loài gây hại.

Một chùm cà chua bị sâu bướm Tuta absoluta gây hại. Ảnh: Saferbrand

Một chùm cà chua bị sâu bướm Tuta absoluta gây hại. Ảnh: Saferbrand

 “Nghiên cứu mang tên ong bắp cày thiên địch bảo vệ cà chua đặc biệt có ý nghĩa, cho phép châu Phi giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng của các loài dịch hại xâm lấn cũng như những tác động tiêu cực của chúng đối với nông nghiệp và sinh kế trên khắp lục địa đen”, ông Sunday Ekesi, Giám đốc Nghiên cứu và Đối tác tại Icipe cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu tuần trước.

Theo đó, việc thả những con ong bắp cày thiên địch đầu tiên trên thực địa đã được các nhà khoa học Icipe triển khai ở hạt Kirinyaga, miền trung Kenya, là một trong những vựa sản xuất cà chua lớn nhất Kenya.

 

Cận cảnh một con sâu bướm bị ong bắp cày tiêu diệt. Ảnh: Icipe

Cận cảnh một con sâu bướm bị ong bắp cày tiêu diệt. Ảnh: Icipe

Ong bắp cày dự kiến ​​sẽ phát tán nhanh chóng và tìm đến các ổ dịch thực vật là các cánh đồng cà chua đang bị nhiễm bệnh. Các đợt thả ong bắp cày thiên địch tiếp theo hiện cũng đã được lên kế hoạch ở các vùng trồng cà chua lớn khác ở Kenya và quốc gia láng giềng Ethiopia.

Isaac Macharia, tổng giám đốc Cơ quan Kiểm dịch thực vật Kenya cho biết, Icipe đã ưu tiên hỗ trợ nước này tiến hành việc nhập khẩu và thả các loài ong thiên địch quan trọng để quản lý dịch hại côn trùng Tuta absoluta.

Đây là một phương pháp xử lý thân thiện với môi trường. “Nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả, sâu bệnh có thể gây mất trắng năng suất cà chua bởi ở một số quốc gia như Nigeria, loài sâu bướm này đã được ví như là "dịch ebola trên cây cà chua" do mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá 100% diện tích cà chua”, ông Macharia nói.

Sâu bướm Tuta absoluta gây  hại cà chua bằng cách ăn sâu vào bộ lá các phần xanh khiến cho lá bị khô cháy và sau đó tiếp tục tàn phá vào quả, dẫn đến dị dạng và thối rữa.

Samira Mohamed, nhà khoa học cấp cao tại Icipe cho biết: “Một trong những thách thức chính trong việc kiểm soát dịch hại Tuta absoluta là tốc độ sinh sản nhanh, với nhiều thế hệ xuất hiện mỗi năm. Do đó, sâu bệnh này có thể sẽ nhanh chóng phát triển thêm khả năng kháng các loại thuốc trừ sâu chính”.

Theo bà Samira Mohamed, kịch bản này đã buộc nông dân phải dùng tới các loại thuốc trừ sâu tổng hợp phổ rộng, thường được phun xịt với liều lượng cực cao và quá thường xuyên. Điều này đã dẫn đến tăng chi phí sản xuất, và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của người trồng và người tiêu dùng cũng như môi trường.

Kim Long

Nguồn: THX

Song Long

 

Tin liên quan
Bỏ nghề giáo viên về

Bỏ nghề giáo viên về "chế biến thực phẩm nhà làm", một phụ nữ Quảng Trị tự trả lương cao

13-11-2023 09:34:20

Nhờ mạnh dạn chuyển từ nghề giáo viên sang chế biến "thực phẩm nhà làm", trong đó có mì rau, củ, quả, chị Lan, xã Triệu...

Giá cà phê cao nhất 10 năm qua, vì sao ngành chức năng một huyện ở Lâm Đồng khuyến cáo nóng?

Giá cà phê cao nhất 10 năm qua, vì sao ngành chức năng một huyện ở Lâm Đồng khuyến cáo nóng?

13-11-2023 09:14:43

Có thời điểm, giá cà phê nhân lên đến 70.000 đồng/kg nên đã có tình trạng người dân thu hoạch cà phê xanh chiếm tỷ...

Trồng loại rau gia vị thơm cả cánh đồng, nông dân một xã ở Bình Định ngồi ruộng mà chả thấy ai mua

Trồng loại rau gia vị thơm cả cánh đồng, nông dân một xã ở Bình Định ngồi ruộng mà chả thấy ai mua

10-11-2023 15:30:09

Hiện nay, khoảng hơn 40 ha cây hành tại xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), đang thu hoạch nhưng giá thấp, không...

Loại quả ngon nhiều vitamin B6, giàu sắt cùng Magiê, dân Hòa Bình trồng trái vụ, bán đắt như tôm tươi

Loại quả ngon nhiều vitamin B6, giàu sắt cùng Magiê, dân Hòa Bình trồng trái vụ, bán đắt như tôm tươi

08-11-2023 09:04:56

Vài năm trở lại đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (huyện Lạc...

Chat hỗ trợ
Chat ngay