CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
3 thành phần thức ăn thay thế từ nguồn lợi biển
Ngày đăng: 11/06/2021

(TSVN) – Khi nguồn cung bột cá, dầu cá dần cạn kiệt, nhiều sinh vật biển khác có tiềm năng trở thành nguyên liệu thức ăn thủy sản cần thiết thay thế.

Động vật biển

Có ít nhất 3 động vật biển được đánh giá là nguồn protein tiềm năng trong thức ăn thủy sản: vẹm, Artemia và giáp xác chân 2 loại. Đây đều là nhóm sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp và hấp thu chất dinh dưỡng từ vi tảo, hoặc các hạt vật chất hữu cơ trong môi trường biển.

Giap1 xác chân 2 loại

Giáp xác chân 2 loại

Vẹm xanh và vẹm lục tăng trưởng nhanh trong môi trường giàu dinh dưỡng và hoạt động như những tác nhân điều chỉnh sinh học, biến đổi chất dinh dưỡng trong chất thải thành protein. Vẹm chứa hàm lượng protein cao (50 – 70% khối lượng khô – DW) và lipid (5 – 16% DW), với lượng axit amin và axit béo tương đương bột cá. Theo nhiều nghiên cứu, vẹm là nguồn protein tiềm năng trong thức ăn thủy sản với lượng bổ sung tối đa 25%. Ngoài ra, vẹm đóng một số vai trò quan trọng trong cố định carbon và giảm hiện tượng phú dưỡng.

Ấu trùng Artemia (nauplius) là thức ăn sống quan trọng, cho hầu hết các trại sản xuất giống thủy sản. Nguồn cung Artemia nauplius phụ thuộc vào trứng Artemia khai thác trong tự nhiên, đã thúc đẩy các nỗ lực nuôi Artemia để sản xuất trứng. Sử dụng Artemia trưởng thành làm thức ăn, cũng bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý. Nuôi Artemia có thể cho sản lượng tương đối cao (2 tấn/ha/vụ) trong ao nước nông, bằng thức ăn tận dụng từ phụ phế phẩm. Hàm lượng protein trong sinh khối Artemia tương đối cao, khoảng 51- 60% DW với lượng lipid 5 – 10% DW.

Giáp xác chân 2 loại lớn rất nhanh trong môi trường giàu dinh dưỡng. Theo một nghiên cứu gần đây, giáp xác chân 2 loại nuôi bằng vi tảo và phân bò, có thể được sử dụng làm thức ăn duy nhất cho ấu trùng TTCT Thái Bình Dương.

 

Rong biển

Đã có rất nhiều nghiên cứu về một số loài rong biển làm thức ăn thô, phụ gia trong hợp chất hoạt tính sinh học như: flavonoid, prebiotic, and carotenoid, hoặc như nguồn dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Rong biển còn là chất hấp thụ sinh học hiệu quả các chất dinh dưỡng trong môi trường xung quanh.

Rong biển

Rong biển Ulva pertusa

Các loài rong biển thuộc chi Ulva spp.có tiềm năng nhất, để trở thành nguyên liệu thức ăn thủy sản và thực phẩm chức năng. Nhờ khả năng loại bỏ ammonia nitơ (89%) và phosphate (44%), U. pertusa còn là một cỗ máy cải tạo môi trường trong ao nuôi tôm, hoặc cá thâm canh ở vùng ven biển, hoặc nuôi cấy trong các hệ thống nuôi thủy sản đa loài. Hàm lượng protein của Ulva spp lên đến 32% DW với lượng lipid <2% DW. Nhiều loài rong này đã được nghiên cứu như nguyên liệu thức ăn, cho một số đối tượng NTTS với tỷ lệ bổ sung tối đa 25%.

Rong câu (Gracilaria sp.) được trồng phổ biến nhất để sản xuất thạch agar, với lượng protein lên tới 18,9% DW, lipid <1% DW. Tỷ lệ tiêu hóa protein của Gracilaria vermiculophylla khoảng 87,8% và 51,4% lần lượt ở cá hồi vân và rô phi Nile. Sử dụng Gracilaria spp trong thức ăn thủy sản, được thử nghiệm trên nhiều đối tượng NTTS, với tỷ lệ bổ sung cao nhất trên cá chẽm châu Âu là 25%.

 

Vi sinh vật

Vi sinh vật cũng có tiềm năng làm thức ăn như vi tảo, nấm men, vi khuẩn và tảo lam. Vi tảo chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như: axit amin, axit béo, vitamin, và hợp chất mang hoạt tính sinh học có lợi cho vật nuôi và con người. Trong đó có nhiều loại tiềm năng làm thức ăn thủy sản gồm: Nannochloropsis spp., Chlorella spp., Schizochytrium spp., Tetraselmis spp., và Isochrysis spp. Riêng Nannochloropsis spp. là nguồn dưỡng chất giàu axit béo omega-3 không bão hòa (HUFAs) cho sản lượng cao (33,6 – 84 tấn/ha/năm).

Vi tảo

Vi tảo

Tảo Spirulina spp. cho sản lượng cao (20 – 90 tấn/ha/năm) và được sử dụng làm thực phẩm hoặc phụ gia thức ăn. Với khả năng loại bỏ phosphate (99,97%) và nitơ (81,10%) trong nước, nhóm tảo này còn có vai trò điều chỉnh sinh học trong hệ thống NTTS đa loài.

Bột biofloc với thành phần chính là hỗn hợp không đồng nhất các vi khuẩn, cũng được coi là thức ăn tiềm năng. Biofloc được sản xuất từ nước thải ao tôm và cá với  lượng protein 23 – 49% DW, có thể được sử dụng làm thức ăn cho tôm với tỷ lệ bổ sung lên đến 60%.

Dù tiềm năng, mỗi sinh vật biển nói trên đều có hạn chế riêng về thành phần dinh dưỡng, năng suất phụ thuộc vào môi trường, rủi ro nhiễm độc tố và kim loại nặng, và các yếu tố kháng dinh dưỡng. Do đó, muốn tận dụng các nguyên liệu này, cần phát triển công nghệ như tiền xử lý, tinh chế sinh học hoặc lên men… Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm về yêu cầu dinh dưỡng, môi trường của sinh vật, để cải thiện năng suất và chất lượng dinh dưỡng.

Mi Lan

Theo InternationalFishFarming

 

Song long

 

Tin liên quan
Quảng Nam: Quan trắc 106 điểm kiểm soát ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Quan trắc 106 điểm kiểm soát ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2025

15-01-2021 10:13:16

(TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt Chương trình quan trắc môi trường giai đoạn 2021 - 2025.

Bến Tre tổ chức Lễ phát động trồng 10 triệu cây xanh

Bến Tre tổ chức Lễ phát động trồng 10 triệu cây xanh

04-01-2021 09:37:35

(TN&MT) - Sáng ngày 02/01, tỉnh Bến Tre phối hợp cùng với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cùng và Quỹ Tấm lòng vàng tỉnh...

Những sản phẩm mới từ chất thải trong ao cá

Những sản phẩm mới từ chất thải trong ao cá

23-12-2020 08:21:39

Hyperthermics, công ty chuyên chế biến các sản phẩm lên men sinh học tại Na Uy đang tận dụng những chất thải NTTS theo một...

  Vai trò của tài nguyên nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu

Vai trò của tài nguyên nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu

18-12-2020 09:13:20

(TN&MT) - Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra...

Chat hỗ trợ
Chat ngay